Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Nhiều học sinh “né” môn Sử

Theo khảo sát sơ bộ của một số trường trên địa bàn TP.HCM về việc đăng kí các môn thi tự chọn tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) cho thấy tỉ lệ học sinh lựa chọn môn Lịch sử khá thấp.

Hiện phần lớn thí sinh dự thi đại học quan tâm đến khối A, B, D còn đối với khối C, tỉ lệ thí sinh khá thấp.
Theo khảo sát của Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4) có 634 học sinh dự thi tốt nghiệp thì chỉ có 50 học sinh đăng kí thi môn Lịch sử (chiếm 7,8%); Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận 10) chỉ có 7/796 học sinh; Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) có 25/1.000 học sinh; Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), có 8/1.000 học sinh; Trường THPT dân lập Trí Đức (quận Tân Phú) có 16/300 học sinh… Trong khi đó, tỉ lệ học sinh lựa chọn Ngoại ngữ làm môn thi tốt nghiệp THPT chiếm từ 50-80% (nhiều trường tỉ lệ này lên đến 90%).

Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian để học sinh lớp 12 đăng kí môn thi tự chọn bắt đầu từ ngày 17-3 đến 17-4. Ngoài hai môn bắt buộc là toán, ngữ văn, thí sinh được chọn 2 trong số 6 môn: Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Ngoại ngữ.

Ông Phạm Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, tại các Thành phố lớn và tỉnh đồng bằng, phong trào học ngoại ngữ đã phát triển mạnh từ hơn 10 năm nay. Các em học sinh, ngoài được thụ hưởng từ Đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ, đều được cha mẹ cho học ngoại ngữ từ bé. Chính vì vậy, khả năng ngoại ngữ của các em rất tốt. Tuy nhiên, để giúp học sinh không cảm tính trong lựa chọn 2 môn thi tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thì nhà trường, trong đó các thầy, cô giáo là người quan trọng nhất, cần chú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn học sinh chọn môn thi sau khi khảo sát nguyện vọng của các em. Việc tư vấn cũng cần dựa vào năng khiếu, năng lực từng em trên cơ sở kết quả học tập trong những năm học cuối cấp.
Lí giải về nguyên nhân của việc học sinh “né” môn Lịch sử, theo một số thầy cô giáo, do hiện nay phần lớn thí sinh dự thi đại học quan tâm đến khối A, B, D. Đối với khối C, tỉ lệ thí sinh khá thấp nên việc có ít học sinh chọn môn Lịch sử dự thi tốt nghiệp THPT cũng là điều dễ hiểu.
Đồng quan điểm, PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, lí do học sinh không chọn môn Lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT không có nghĩa là học sinh ghét môn Lịch sử. Qua những lần dự giờ, khảo sát, chúng tôi nhận thấy học sinh vẫn rất yêu quý môn này. Học sinh có thể không lựa chọn môn Lịch sử vì chọn môn thi tốt nghiệp THPT trùng với môn thi đại học.
  Tuy nhiên, việc “né” môn Lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới cũng xuất phát từ thực tế hiện nay, trong cách giảng dạy môn sử, cách ra đề thi, khối lượng kiến thức dài… nên chưa hấp dẫn học sinh. Bà Phùng Thị Nguyệt Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Lâm (quận 6), cho rằng đặc điểm của môn Sử có nhiều chi tiết nhỏ, khó nhớ phương pháp giảng dạy hiện vẫn chưa thu hút được học sinh. Việc ra đề thi về cơ bản vẫn là trình bày lại diễn biến này, sự kiện kia trong đó yêu cầu thí sinh phải nhớ chi tiết nên làm cho học sinh sợ nếu phải thi môn này.
Ngoài ra, theo một số thầy cô giáo việc lựa chọn môn thi, khối thi của học sinh, ngoài tư vấn của gia đình, cũng phản ánh thực trạng xã hội đó là nhiều học sinh theo các ngành kinh tế, trong khi dự thi đại học các môn xã hội quá ít. Nhiều trường vốn chuyên ngành xã hội như Đại học Luật nay cần tư duy lôgic cũng mở cửa cho học sinh khối A thi vào. Mặt khác, khi ra trường nhu cầu tuyển dụng các ngành xã hội như Lịch sử không có nhiều cơ hội là những nguyên nhân khiến môn lịch sử không được coi trọng.
-----------------------------------------------

Final Fantasy II

About Final Fantasy II

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :