Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Luyện viết chữ đẹp - đã quá lỗi thời (?)

"Tôi ủng hộ đề xuất này bởi chúng ta không còn ở thế kỷ 19 mà đã bước qua nó gần cả hai thế kỷ rồi. Thế kỷ 19, chúng ta dùng chữ tượng hình nên việc luyện chữ đẹp vừa là để "luyện nét chữ - rèn nết người". Đó là ý kiến của ông Phạm Quang Nam, tư vấn viên độc lập về quản trị và các chính sách tại Việt Nam.

Học chữ đẹp không có tác dụng gì đến tư duy của trẻ
 
Nhân việc đề xuất của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội về việc bỏ luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh, tôi cũng xin có một vài ý kiến sau: 
 
Tôi ủng hộ đề xuất này bởi chúng ta không còn ở thế kỷ 19 mà đã bước qua nó gần cả hai thế kỷ rồi. Thế kỷ 19, chúng ta dùng chữ tượng hình nên việc luyện chữ đẹp vừa là để "luyện nét chữ - rèn nết người". Việc luyện chữ đẹp vì thế chỉ thực sự có ý nghĩa vào thời kỳ chúng ta học chữ tượng hình vì nét chữ trong chữ tượng hình là rất quan trọng. Luyện chữ cũng cần thiết khi chúng ta bước sang học chữ quốc ngữ và phải viết bằng tay. Còn hiện nay nền giáo dục tiểu học đang mất công, mất của luyện chữ thật đẹp cho học sinh nhưng chẳng có tác dụng gì đối với tư duy của trẻ, và cũng chẳng để làm gì cho tương lai của chúng về sau này.
 
Bây giờ những nhà nghiên cứu giáo dục mới có đề xuất bỏ luyện chữ đẹp là chậm. Nhưng chậm còn hơn không, hơn là việc những người làm nghề cứ im lặng kệ cho nền giáo dục muốn ra sao thì ra…
Con tôi, đứa lớn đang học lớp 7, đứa bé đang học lớp 1. Dù học ở trường công lập hay tư thục thì con tôi vẫn được các thầy cô khuyến khích viết chữ đẹp. Nhưng riêng tôi thì đặc biệt không yêu cầu con viết chữ đẹp, bởi thực tế thì nó không có ích lợi gì cho tư duy của các cháu. Ngay như việc một số người trong ngành nói rằng việc luyện chữ đẹp là rèn nết người, rèn sự kiên nhẫn và tập trung …tôi thấy chẳng có cơ sở gì.
 
Luyện viết chữ đẹp - đã quá lỗi thời (?) 1
Học sinh còng cả lưng để viết chữ đẹp chẳng để làm gì 
Nhưng đó là cách mà tôi áp dụng chỉ riêng cho các con tôi mà thôi, còn theo thông lệ, theo quy định thì học sinh tiểu học lâu nay vẫn cứ phải chạy đua với việc luyện viết chữ thật đẹp. Nhiều người thậm chí còn bắt con vào các lò luyện viết chữ đẹp ngay từ khi còn ở tuổi mẫu giáo. Lý do là bởi những phụ huynh đó không muốn con mình bị điểm kém, không muốn bị thầy cô chê bai…Không hiếm phụ huynh nói rằng, vì chương trình của bộ giáo dục đề ra như vậy thì phải bắt con học thôi chứ không hiểu học viết chữ đẹp để làm cái gì trong thời buổi công nghệ này.
Các thầy cô không dạy trẻ cả đời nên họ thường không nghĩ, và cũng không thể nghĩ được đến tư duy lâu dài cho học sinh. Bình thường các thầy cô giáo cũng chỉ dạy trẻ từng nhiệm kỳ một, từng năm một nên họ chỉ khuyến khích học sinh học theo tiêu chuẩn đề ra của Bộ Giáo dục. Trong khi đó nhiều tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục đã quá lỗi thời không còn phù hợp với thời đại nữa. Tiêu chí “chữ đẹp” là một ví dụ.
 
Giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức mà trẻ không thích là ta thua rồi...
Ngoài việc bắt học sinh tiểu học phải viết chữ đẹp, giáo dục của mình hiện nay còn bắt trẻ học vẹt. Học tiếng Việt, học làm văn không gắn với thực tế. Ví dụ, khi ra đề về tả một dòng sông thì bắt buộc trẻ phải viết “dòng sông nước phải trong và mát” chứ không được viết “dòng sông đục ngầu và đen ngòm, rác thải nổi lềnh phềnh…”…
Cháu thứ hai nhà tôi đang học lớp 3 tại Trường tiểu học Brendon. Tôi thấy ở đây họ dạy môn toán và khoa học bằng tiếng Anh rất hay. Ví dụ có một đề bài ra cho học sinh như thế này: “Em hãy ghi lại thời gian đi ngủ của hai thành viên trong gia đình trong suốt một tuần”. Là phụ huynh, lại cũng rất chú trọng trong việc học tập của con nên tôi thấy cách học này thực sự làm cho trẻ thích thú. Một là nó gắn với thực tế. Thứ hai giúp trẻ tự quan sát và ghi chép lại các sự kiện một cách dễ dàng. Mặc dù yêu cầu đề bài khá dễ dàng đối với trẻ nhưng nó mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển tư duy của trẻ. Thứ nhất là giúp trẻ học về giờ giấc, thứ hai là giúp trẻ khởi đầu làm nghiên cứu khoa học ở trình độ của các cháu, thứ ba là thu thập dữ liệu một cách có hệ thống trong một khoảng thời gian nào đó…
Nhìn chung giáo dục của chúng ta còn rất nhiều bất cập, vẫn mang nặng tính nhồi nhét kiến thức, bắt học sinh học những thứ không cần thiết còn những thứ cần thiết thì lại không được học. Ở bậc tiểu học, quan trọng là khuyến khích sự tò mò, ham học hỏi của trẻ hơn là nhồi nhét kiến thức. Nếu giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức mà trẻ không thích học là giáo dục của mình đã thua rồi. Học là một cuộc chạy maraton cả đời chứ đâu phải là một cuộc thi chớp nhoáng mà bắt trẻ phải gồng mình lên như vậy.
-----------------------------------------------

Final Fantasy II

About Final Fantasy II

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :