Thông tin về đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa được Bộ
Giáo dục và Đào tạo công bố đã được các học sinh, phụ huynh và giáo viên
ủng hộ.
Xung quanh những điểm mới này dưới góc nhìn chuyên gia, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thiếu niên, thanh niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.
Đừng lo học sinh học lệch
Thưa Giáo sư, năm 2014, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ gồm hai môn bắt buộc là toán, văn và hai môn tự chọn. Ông đánh giá như thế nào về phương án mới này?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi ủng hộ đổi mới bước đầu về thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phương án 4 môn. Ở đây có một số yếu tố mang tính chất tiến bộ và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thứ nhất là giảm môn thi cũng là giảm áp lực, tốn kém. Thứ hai là học sinh được tự chọn hai môn thi.
Xung quanh những điểm mới này dưới góc nhìn chuyên gia, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thiếu niên, thanh niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.
Đừng lo học sinh học lệch
Thưa Giáo sư, năm 2014, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ gồm hai môn bắt buộc là toán, văn và hai môn tự chọn. Ông đánh giá như thế nào về phương án mới này?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi ủng hộ đổi mới bước đầu về thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phương án 4 môn. Ở đây có một số yếu tố mang tính chất tiến bộ và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thứ nhất là giảm môn thi cũng là giảm áp lực, tốn kém. Thứ hai là học sinh được tự chọn hai môn thi.
Tôi cho việc thi tự chọn là một xu hướng tiến bộ, tích cực ở hai khía cạnh: tôn trọng lựa chọn của học sinh và phù hợp với chương trình sẽ được đổi mới. Chương trình được triển khai trong thời gian sắp tới sẽ dạy phân hóa với các môn và chủ đề cho học sinh tự chọn ở hai năm cuối bậc trung học phổ thông. Đã dạy tự chọn thì đương nhiên thi cũng phải tự chọn.
Riêng năm nay tuy chưa dạy tự chọn, nhưng ở khía cạnh tôn trọng nguyện vọng, sở thích của các em thì vẫn có thể áp dụng.
-Ủng hộ việc học và thi tự chọn nhưng một số ý kiến lo ngại học sinh sẽ học lệch và chỉ chú trọng vào môn tự nhiên, môn khoa học xã hội, nhất là lịch sử, sẽ bị các em “bỏ rơi”. Quan điểm của ông về điều đó?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi nghĩ chúng ta không nên lo ngại, đó cũng là lựa chọn xu hướng nghề nghiệp của các em. Những em có xu hướng nghề nghiệp về lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật thì chỉ chọn thi các môn khoa học tự nhiên, còn những em có xu hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn thì chọn thi các môn khoa học xã hội.
Với việc thi 4 môn, trong đó có hai môn tự chọn, sỹ tử sẽ có một mùa thi tốt nghiệp nhẹ nhàng hơn. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo chương trình giáo dục mới, giáo dục toàn diện cơ bản sẽ thực hiện trong 9 năm đầu, kết thúc ở bậc trung học cơ sở. Đến bậc trung học phổ thông sẽ học phân hóa. Đã học phân hóa, tự chọn thì sao lại đòi hỏi thi toàn diện, lại sợ học lệch? Mục tiêu đã rõ như thế, nếu cứ mang cái toàn diện ra đánh giá thì có nghĩa đã đặt mục đích và tiêu chí đánh giá không trúng. Bản thân cách hiểu đã không nhất quán. Suy nghĩ như thế là không theo nguyên tắc, hệ thống nào.
Có thể miễn thi đến 80%
- Thưa Giáo sư, so với dự thảo về phương án thi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ việc miễn thi cho 20% học sinh và đưa ngoại ngữ từ môn thi khuyến khích thành môn tự chọn. Ông nghĩ sao về những thay đổi này?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Bộ tất nhiên căn cứ rất nhiều lý do và khi quyết như thế Bộ có lý do riêng. Nhưng tôi thấy lấy làm tiếc là những ý tưởng rất hay lại không được thực hiện triệt để đến cùng.
Về miễn thi, với tỷ lệ đỗ cao như hiện nay thì theo tôi không chỉ miễn 20 mà phải 60%. Kỳ thi mà đến 97 -98% đỗ thì thi chỉ là hình thức, các em chắc chắn thi đỗ thì sao phải tổ chức thi? Miễn thi 20% còn là ít, nên đặt ngược lại đúng hơn, nên chọn 20% những em chưa chắc chắn đủ khả năng tốt nghiệp để thi, xem như đó là cơ hội bổ sung cho các em này, 80% các em còn lại thì miễn thi.
Về môn ngoại ngữ, tôi không ủng hộ đưa vào môn tự chọn mà tôi ủng hộ dự kiến ban đầu của Bộ là đưa ngoại ngữ thành môn khuyến khích.
Lý do người ủng hộ ngoại ngữ là môn tự chọn dựa vào là sợ các em không học ngoại ngữ, nhưng theo tôi, việc ngoại ngữ là môn tự chọn lại khiến các em không học ngoại ngữ nhiều hơn, nếu đó là môn khuyến khích. Cụ thể, những em đã xác định từ đầu không chọn thi ngoại ngữ thì sẽ bỏ học luôn môn này. Còn nếu đó là môn thi lấy điểm khuyến khích thì ngay cả khi chọn thi môn khác, học sinh vẫn học, vẫn thi môn ngoại ngữ để kiếm thêm điểm.
Tất nhiên mỗi giải pháp đều có mặt tích cực và tiêu cực. Ở đây Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phải lựa chọn và chịu trách nhiệm về lựa chọn đó thì mình phải tôn trọng lựa chọn của họ. Họ chịu trách nhiệm nên họ chắc phải nghiên cứu, phải cân nhắc, phải suy nghĩ rất cẩn trọng.
Cuối cùng, cái cần nhất tôi thấy đã đạt được là dư luận rất mong muốn Bộ quyết đoán, quyết sớm để còn có thời gian thực hiện, và Bộ đã có quyết định, dù là hơi chậm.
-----------------------------------------------