Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Hướng nghiệp cần dựa trên nhu cầu nhân lực

Nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp gắn với khảo sát nhân lực về học nghề-việc làm sẽ giúp học sinh có tầm nhìn tổng quan và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn nghề.

Tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân
Trong năm học 2013-2014, TPHCM đã thực hiện khảo sát thông tin tại các sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp, từ đó tổ chức hướng nghiệp tại 60 trường THPT, 22 trung tâm giáo dục thường xuyên; tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho 41.000 học sinh (HS) cấp III và khảo sát 13.889 HS các cấp.
Giúp HS chọn ngành hợp với năng lực
Ông Phạm Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, cho biết giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện, giúp HS có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, để từ đó các em tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình. 
Bên cạnh đó, hướng nghiệp giúp các em HS tiếp xúc gần nhất với những người có kinh nghiệm về cuộc sống, chuyên môn, có sự hiểu biết về nghề, cách chọn nghề... để có thể giải đáp trực tiếp và nhanh nhất, cung cấp thông tin về ngành nghề, khối thi và trường học phù hợp với điều kiện khả năng.
Xu hướng chọn nghề đã thay đổi

Theo ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM), nếu như trước đây, xu thế chọn những ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng chiếm gần 50% số lượng HS được tư vấn, thì hiện nay, qua khảo sát của chương trình tư vấn hướng nghiệp cho thấy tỷ lệ HS THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các khối ngành kỹ thuật công nghệ và kinh tế-tài chính có mức ngang nhau.
Nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ thu hút 31,24% HS có nhu cầu học, trong khi khối ngành kinh tế-tài chính thu hút 30,43% HS có nhu cầu chọn.
Các khối ngành nghề khác đã có xu hướng thay đổi tích cực. Khối ngành nghệ thuật-thể dục thể thao chiếm tỷ lệ 12,28%; sư phạm-quản lý giáo dục là 10,80%; y-dược là 7,15%; khoa học xã hội-nhân văn là 4,75%; khoa học tự nhiên là 3,10%; nông-lâm-ngư nghiệp là 0,25% - đây là ngành học sinh có nhu cầu theo học thấp nhất.
Như vậy, nếu xu hướng chọn nghề của HS tiếp tục không chọn ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong những năm tiếp theo thì nhân lực trong ngành này sẽ thiếu nhiều. Trong khi đó, theo xu hướng phát triển của ngành thì yêu cầu về nhân lực đang ngày một tăng cao.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trình độ đào tạo nghề mà phần lớn HS hướng tới sau khi tốt nghiệp THPT vẫn là trình độ ĐH, chiếm 80,74% (trong khi hằng năm tỷ lệ đậu vào ĐH của HS chỉ chiếm gần 15% trên tổng hồ sơ dự thi), chỉ có 12,57% là định hướng vào CĐ và 6,69% vào trung cấp.
Điều này cho thấy tâm lý của phụ huynh và HS vẫn mong muốn vào ĐH. Rất ít học sinh xác định cho mình bậc học theo đúng lực học của bản thân. Đây chính là điểm hạn chế lớn về hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, do tâm lý số đông, các em vẫn thích được làm việc tại văn phòng với những công việc nhẹ nhàng nên thiên về lựa chọn nghề theo ý thích mà chưa xét đến năng lực cá nhân cũng như nhu cầu của xã hội. Do đó, tình trạng thiếu và khan hiếm lao động có tay nghề trong các ngành kỹ thuật vẫn thường xuyên diễn ra.  
Theo ông Nguyễn Hoài Chương, trong thời gian tới, cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hướng nghiệp tới tất cả các trường học, từ THCS đến THPT, đồng thời cung cấp thông tin thị trường lao động về nhu cầu ngành nghề để các em HS và phụ huynh có định hướng phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.
Song song với đó, cần xây dựng lực lượng chuyên trách về tư vấn hướng nghiệp cho HS, đào tạo về chuyên môn hướng nghiệp cho cán bộ tư vấn.
Phối hợp với trung tâm phát triển hướng nghiệp, hội dạy nghề tỉnh, thành phố, các sở LĐTBXH hoàn thành các chương trình tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu tại các trường THPT tại Thành phố.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tags : Xem diem thi

Final Fantasy II

About Final Fantasy II

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :