Bằng chuyên môn và những trải nghiệm trong lĩnh vực âm nhạc,
nhạc sĩ Quốc Bảo và Hoài Sa đã có những nhận định, phân tích xung quanh
việc tranh cãi giữa nhạc sĩ Lưu Thiên Hương và ca sĩ Mỹ Lệ.
Tranh cãi nhạc Jazz và Dance
Trong chương trình Cặp đôi hoàn hảo, cặp đôi Mỹ Lệ và Khương Ngọc thể
hiện một liên khúc gồm 2 ca khúc 60 năm cuộc đời (nhạc sĩ Y Vân) và
Tình 2000 (nhạc sĩ Võ Thiện Thanh). Lưu Thiên Hương nhận xét về phần thi
"Đêm nay là trong thi nhạc Jazz và R'nB thì không hiểu tại sao lại có một chút xíu phần nhạc Dance pha trộn vào đó"
Ngay sau những nhận xét của nhạc sĩ Lưu Thiên Hương, ca sĩ Mỹ Lệ đã
'phản ứng' về vấn đề học thuật với vị giám khảo này trên trang cá nhân: "Một
số người làm nghề đáng kể nên nghiên cứu lại một cách nghiêm túc các
dòng nhạc để nắm cho rõ, tránh tình trạng ngô nghê không phân biệt được
thế nào là rock, dance, blue, jazz, pop, ballad .... đây là kiến thức cơ
bản các bạn ạ” .
Ngay lập tức, trên trang cá nhân, nhạc sĩ của "Người hát tình" ca cũng đáp trả lại:
Xem lại đoạn cuối bài "60 năm cuộc đời" ở 4:54 đã pha disco'' dance vào
trên vòng hòa thanh 12 (phần nhận xét có nói pha một chút dance). Tại
sao nói không có dance trong đó, nếu nói đây là nhạc Jazz thì dân Jazz
buồn lắm”.
Nhạc sĩ Hoài Sa, phát biểu trên Thế giới người nổi tiếng: “Ở góc độ hoà
âm, tôi khẳng định, liên khúc này hoà âm theo phong cách Jazz, lai một
chút Rock n Roll, lai soul với Funk. Còn đoạn mà Lưu Thiên Hương nói
nhạc Dance, tôi khẳng định đó là Rock n Roll, lai với nhạc Soul với
Funk.”.
Mỹ Lệ hoàn toàn đúng?
Sau cuộc khẩu chiến này, Nhạc sĩ Quốc Bảo, Giám đốc âm nhạc của Cặp đôi hoàn hảo đã lên tiếng trên trang cá nhân.
"Tùng Dương không hát jazz, bản thân Dương không bao giờ nhận mình là
một jazzman, Dương là một ca sĩ nhiều biến báo, đa thể loại, nếu anh
được đề cử Grammy thì người ta sẽ xếp anh vào Adult Contemporary Pop,
"adult" ở đây không có nghĩa giống như trong "adult movie", trừ phi
Dương nghĩ là nó giống.
Hát jazz cả đời, chỉ có chị Tuyết Loan, chị hát một kiểu
jazz khuôn thước, cổ xưa, truyền thống và không bao giờ chịu hát trên
một nền nhạc phối khác với thứ chị đã nghe. Jazz bây giờ nhiều nhánh rẽ
chóng mặt. Đặt một cái beat toàn synth và loops như nhạc electro lounge,
diễn tấu (guitar hoặc kèn, thậm chí violin, mandolin) trên đó, là thành
Nu jazz - "nu" là cách viết hiện đại của "new", không có nghĩa là khỏa
thân như ở tiếng Pháp. Chơi "Dạ Cổ Hoài Lang" hay là "Trống Cơm" với kỹ
thuật diễn tấu khác, hòa thanh khác, biến đổi thang âm (scale) khác, là
thành World jazz như Nguyên Lê.
Xin lưu ý là chị Hương Thanh hát những làn điệu dân ca ấy theo
lối cổ, chẳng cần phải đảo lên đảo xuống bắt chước Mỹ đen mà không ai
bảo chị dốt jazz hoặc là "không jazz mấy", "hơi hơi jazz". Thảo Hương ở
Đức, biệt hiệu Jazzy Dạ Lam, viết ca khúc jazz tử tế, văn minh, đầy hơi
thở đương đại, vẫn hát tròn vành rõ chữ và không biến báo, chưa ai mắng
Hương bày đặt tự nhận mình jazzy. Danh cầm Michel Petrucciani (dương cầm
thủ jazz có tật lưng gù) nói rằng ông muốn nhạc của mình vang lên như
một bài nhạc phổ thông để ai cũng nghe được, ông không làm cho mọi thứ
khó lên, đánh đố thính giả.
Trong vocal jazz, kỹ thuật được để ý nhiều nhất (nhưng không mấy ai làm nổi) là scat. Scat tức là dùng giọng người như một nhạc cụ, phát ra những âm thanh ngẫu hứng (đương nhiên phải đúng luật) để đối đáp với dàn nhạc. Học scat khó vô cùng, chẳng phải "nói nhanh là thành hip-hop" (Lê Hoàng), cắn lưỡi chảy máu là thành scat. Scat thượng thừa có Bobby McFerrin, hoặc các nghệ sĩ diễn tấu fusion (jazz trộn với rock, electro, tribal). Hồi xưa tôi có photocopy cho Nam Khánh trưởng nhóm AC&M một tài liệu dạy scat, giờ hỏi lại anh vẫn chưa scat được. Mười năm rồi.
Vậy thì Mỹ Lệ hát trong đêm thi Cặp Đôi Hoàn Hảo có jazzy hay không? Ý kiến cá nhân tôi (người trực tiếp điều chỉnh về mặt âm nhạc cho các thí sinh) là Lệ thừa sức làm những kỹ thuật khó, cô cố tiết giảm để Khương Ngọc theo kịp, để cặp đôi không thành bất hảo. Đại đa số chúng ta hiểu về jazz quá ít, quá nông, những người làm nghề còn chưa hiểu rõ nói gì thính giả. Ca sĩ Khánh Ngọc hát "Phố Nghèo", tôi góp ý rằng em có thể hát ra ngoài scale cũng được, nhưng đừng hát những notes mà đàn piano không có. Ngày xưa tôi coach cho Hồ Quỳnh Hương trong phòng thu, phải trực tiếp lấy guitar đánh lên cái scale ăn với hòa thanh, để cô bắt theo các notes ấy mà ngẫu hứng. Đã ngẫu hứng mà học thuộc lòng thì cũng… kỳ, nên Mỹ Lệ hay Thảo Trang đã tiết chế rất nhiều cho bạn diễn của họ. Rồi bị chê là không jazz mấy.
Thôi thì muốn rất jazz, tuyệt đối jazz, ta cầm đàn lên mà jam với (ví dụ) Al Di Meola, em Lê Minh Sơn nhỉ.
Trong vocal jazz, kỹ thuật được để ý nhiều nhất (nhưng không mấy ai làm nổi) là scat. Scat tức là dùng giọng người như một nhạc cụ, phát ra những âm thanh ngẫu hứng (đương nhiên phải đúng luật) để đối đáp với dàn nhạc. Học scat khó vô cùng, chẳng phải "nói nhanh là thành hip-hop" (Lê Hoàng), cắn lưỡi chảy máu là thành scat. Scat thượng thừa có Bobby McFerrin, hoặc các nghệ sĩ diễn tấu fusion (jazz trộn với rock, electro, tribal). Hồi xưa tôi có photocopy cho Nam Khánh trưởng nhóm AC&M một tài liệu dạy scat, giờ hỏi lại anh vẫn chưa scat được. Mười năm rồi.
Vậy thì Mỹ Lệ hát trong đêm thi Cặp Đôi Hoàn Hảo có jazzy hay không? Ý kiến cá nhân tôi (người trực tiếp điều chỉnh về mặt âm nhạc cho các thí sinh) là Lệ thừa sức làm những kỹ thuật khó, cô cố tiết giảm để Khương Ngọc theo kịp, để cặp đôi không thành bất hảo. Đại đa số chúng ta hiểu về jazz quá ít, quá nông, những người làm nghề còn chưa hiểu rõ nói gì thính giả. Ca sĩ Khánh Ngọc hát "Phố Nghèo", tôi góp ý rằng em có thể hát ra ngoài scale cũng được, nhưng đừng hát những notes mà đàn piano không có. Ngày xưa tôi coach cho Hồ Quỳnh Hương trong phòng thu, phải trực tiếp lấy guitar đánh lên cái scale ăn với hòa thanh, để cô bắt theo các notes ấy mà ngẫu hứng. Đã ngẫu hứng mà học thuộc lòng thì cũng… kỳ, nên Mỹ Lệ hay Thảo Trang đã tiết chế rất nhiều cho bạn diễn của họ. Rồi bị chê là không jazz mấy.
Thôi thì muốn rất jazz, tuyệt đối jazz, ta cầm đàn lên mà jam với (ví dụ) Al Di Meola, em Lê Minh Sơn nhỉ.
Nhạc sĩ Quốc Bảo viết đoạn note dài trên trang cá nhân.
-----------------------------------------------