Mùa thứ hai của Vietnam’s Got Talent đang diễn ra khá trầm lặng như mùa thứ nhất trước khi xảy ra scandal Quỳnh Anh.
'Chết' theo xu hướng
Một thực tế không thể phủ
nhận là phiên bản Got Talent ở tất cả các nước đang chết dần. Sự ra đời
rầm rộ của các phiên bản trò chơi truyền hình thực tế mới hấp dẫn hơn
đã đẩy Got Talent vào cuộc cạnh tranh không khoan nhượng.
Ngay từ khi ra đời, Got
Talent được xem là phiên bản tìm kiếm tài năng gây cười nhiều hơn là cho
ra đời những tài năng thực sự. Duy nhất một trường hợp thành công qua
hàng chục phiên bản Got Talent là Susan Boyle.
Sự lặp lại về nội dung cũng như những gương mặt quen thuộc trên hàng ghế giám khảo và trên sân khấu khiến cho chương trình không còn đủ sức hấp dẫn. |
Ở hầu
hết các chương trình Got Talent của các nước, người ta thấy ngập những
màn thi thố tạp kỹ gây cười và cả không ít màn khoe khoang thái quá về
tài năng của thí sinh. Nhưng cái cười không thể tồn tại lâu. Sau một hai
mùa, những típ thí sinh gây cười cũng trở nên trùng lặp khiến người xem
trở nên chán ngán.
Thêm vào đó, việc có quá nhiều những tài năng “cấp phường, xã” lên hình trong một buổi,
biến chương trình thành một show tạp kỹ lề đường. Ai qua có thể vì tò
mò mà ngó vào xem, nhưng để xem một cách thích thú lâu dài thì không.
Ngoài những cái chết theo
xu hướng chung trên, Got Talent ở Việt Nam cũng có những điểm yếu đặc
thù khiến chương trình trở nên kém hấp dẫn. Bước sang mùa giải thứ 2,
Vietnam's Got Talent không còn thu hút khán giả như mùa giải đầu tiên.
Sự lặp lại về nội dung
cũng như những gương mặt quen thuộc trên hàng ghế giám khảo và trên sân
khấu khiến cho chương trình không còn đủ sức hấp dẫn.
Quanh quẩn trên sân khấu Vietnam’s Got Talent vẫn là những tiết mục ca hát không khó tìm kiếm. Vẫn những trò mãi võ đầy rẫy khắp hang cùng ngỏ hẻm. Thêm tí hip hop, belly dance và vài màn thi thố của các thí sinh nhí khiến chương trình trở nên một màu ở tất cả các đêm diễn.
Sự dễ dãi đến quá đà trong nhận xét của hai giám khảo Thành Lộc và Thúy Hạnh khiến người xem có cảm giác sân chơi Got Talent có hàm lượng tài năng rất thấp. |
Chưa
kể sự dễ dãi đến quá đà trong nhận xét của hai giám khảo Thành Lộc và
Thúy Hạnh khiến người xem có cảm giác Vietnam’s Got Talent đang muốn trở
thành sân chơi cho tất cả những ai nghĩ là mình có tài năng.
Khi chữ tài năng được
định lượng nhẹ đến vậy thì tất nhiên cuộc tìm kiếm tài năng mà Got
Talent dựng lên sẽ chẳng thể đến với công chúng. Bởi dăm ba thứ ca, múa
nhạc tạp kỹ mà Vietnam’s Got Talent mang đến có thể giúp giải trí trong
chốc nhát. Nhưng để người ta theo dõi mình lâu dài thì bất cứ chương
trình giải trí nào cũng phải có tính nghệ thuật.
Scandal có có cứu nổi Got Talent?
Sự thiếu hấp dẫn của
Vietnam’s Got Talent được bộc lộ ra ngay từ mùa giải đầu tiên. Bản thân
định dạng chương trình này đã không hấp dẫn với người Việt Nam. Got
Talent là cuộc thi tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhảy múa, tạp kỹ.
Ở Việt Nam đấy chính là
những lĩnh vực có tiếng nói khiêm tốn nhất trên thị trường giải trí và
trong đời sống. Thực tế này là một rào cản lớn cho Got Talent khi vào
Việt Nam. Bởi để thay đổi khẩu vị của một người đã khó, muốn thay đổi
khẩu vị của gần trăm triệu dân ta đang xem truyền hình là khó hơn lên
trời.
Trước khi xảy ra scandal
Quỳnh Anh ở mùa giải đầu tiên, chương trình bị đánh giá là kém hấp dẫn
trầm trọng. Âm thanh, hình ảnh dở tệ. Các màn thi thố thiếu chất lượng
khiến các tập phát sóng không có gì đặc sắc.
Sau khi nổ ra scandal
Quỳnh Anh, suốt mấy tháng trời, chương trình được mổ xẻ trên mặt báo.
Thậm chí phía VTV còn cho làm tiểu phẩm hài để đả kích lại cô bé Quỳnh
Anh.
Những
lùm xùm này đã vô tình gây nên cơn sốt Vietnam’s Got Talent. Nhưng là
cơn sốt theo dõi scandal hơn là cơn sốt theo dõi hành trình tìm kiếm tài
năng của chương trình.
Sang mùa giải thứ hai khi
không được tiếp sức bởi liều thuốc trợ lực mang tên “scandal”, cho đến
hết đêm bán kết thứ tư chương trình trở nên khá nhạt nhòa.
Câu
hỏi đặt ra là Vietnam’s Got Talent sẽ giữ chân khán giả bằng gì nếu
chương trình cứ tiếp tục nhạt nhòa như những tập phát sóng vừa qua? Tiếp
tục nổ ra một vụ scandal mới như vụ Quỳnh Anh ở mùa đầu tiên ư?
Sau khi nổ ra scandal Quỳnh Anh, mùa đầu tiên của Vietnam's Got Talent trở nên hot hơn hẳn. |
E là rất khó! Bởi sự việc cô bé Lê Nguyễn Quỳnh Anh đã đánh động đến toàn xã hội. Sau khi em có thư cầu cứu đến Quốc hội tố cáo ban tổ chức Vietnam's Got Talent dựng chuyện làm em bị "bạo hành tinh thần"; và cũng sau sự trả đũa lại từ phía VTV, dư
luận đã quá bất bình về cách hành xử của chương trình cũng như nhà đài.
Chắc chẳng ai còn dám cả gan tái diễn một vụ sacndal ầm ĩ như thế nữa.
Có lẽ do nếm trải những
“mật ngọt” sau vụ scandal Quỳnh Anh ở mùa đầu tiên, chương trình đã quá
say trong chiến thắng mà quên đi thực tế vốn kém hấp dẫn của mình. Người
ta chờ đợi những đột phá trong cách thức tuyển lựa tài năng của Got
Talent, nhưng đến giờ này, có thể thấy không còn hy vọng nào.
Trong xu hướng tràn ngập
các chương trình thực tế trên truyền hình hiện nay, khán giả cũng sẽ
chẳng quan tâm đến sự sống hay chết của một chương trình. Và sự sống hay
chết của một chương trình cũng không phụ thuộc vào độ hấp dẫn khán giả của nó.
Vietnam’s Got Talent hiện
nay được xem là chương trình quảng cáo dày đặc. Ngoài thời lượng quảng
cáo không nằm trong chương trình, ở nhiều clip giới thiệu thí sinh, đủ
các loại dầu gội, kem đánh răng, nước xả vải được nhà tài trợ đưa vào
nhằm lách luật quảng cáo.
Với một chương trình phát
sóng giờ vàng, lại có quyền quảng cáo mọi chỗ, mọi lúc như Vietnam’s
Got Talent, nhà tài trợ quả là đã bỏ ra chi phí rất đáng. Khó có chuyện
chương trình này sẽ bị để cho chết yểu sau một, hai mùa.
-----------------------------------------------